Những điều nên làm trong Tết Đoan Ngọ để cả năm may mắn

Tet Doan Ngo

Chuyên gia phong thủy Song Hà cho biết ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú.
Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch), dân ta lại tổ chức Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở nhiều nước châu Á cũng có Tết Đoan Ngọ.
Vì vậy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Vào dịp này, ngoài những phong tục cổ truyền, chuyên gia phong thủy Song Hà khuyên chúng ta làm những điều sau đây để may mắn cả năm.

Thực hiện nghi thức giết sâu bọ
Người xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và diệt sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…
Với trẻ em: Sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để diệt sâu bọ. Sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay, đánh răng rửa mặt.
Với người lớn: Sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó bước chân ra khỏi giường uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Tiến hành nghi lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm: Hương, hoa, vàng mã – Nước – Rượu nếp – Các loại hoa quả: Mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối – Có điều kiện thêm Bánh tro ( bánh gio) và chè hạt sen thì càng đầy đặn.
Người xưa thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Bởi lẽ, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
Tắm nước lá từ thiên nhiên
Thông thường, vào ngày mùng 5 tháng 5, sau khi đã ăn cơm rượu để giết sâu bọ, mọi người sẽ tắm bằng nước đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre…
Người xưa cho rằng: tắm lá mùi để mồ hôi toát ra, có cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn. Cách tắm này lại trị được cảm mạo bởi lá mùi là vị thuốc nam.
Nên gội đầu, xông lá thơm
Chống lại cái nóng oi bức của giờ ngọ (ngày hè), mọi người già, trẻ thường đun các loại lá như bưởi, mùi, tía tô, kinh giới, sả, tre… để tắm, xông phòng bệnh cảm mạo.
Đặc biệt, phụ nữ còn gội đầu, mong muốn có một mái tóc đen, mượt, dài. Đây là một phương pháp chữa bệnh của người xưa, giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái, phấn chấn.
Cầu tự vào ngày Tết Đoan Ngọ
Vạn Pháp Quy Tông của Đạo Gia giờ Tý – Vào giờ Tý ( từ 23h đêm 4/5 âm), ngày mùng 5 tháng 5.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, theo các sách cổ – đặc biệt là cuốn sách phù thuật Vạn Pháp Quy Tông của Đạo gia có nói đến phương pháp cầu tự đặc biệt dùng trong ngày này.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo.
Hà Linh/TH
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM