Số phận kho báu triều Nguyễn sau biến động ngày 5.7.1885

Từ ngày thất thủ kinh đô 5.7.1885 cho đến khi vua Hàm Nghi bị Pháp bắt ngày 2.11.1888, kho báu triều Nguyễn ước lượng trị giá nhiều triệu franc đã không còn gì.
Tác phẩm ‘Le trésor de Huê’ của François Thierry

300.000 nén bạc được đưa trước lên Quảng Trị
Ngay trong ngày thất thủ kinh đô 5.7.1885, trên đường di tản lên phía bắc, Phụ chánh Nguyễn Văn Tường đã quay về Huế để hợp tác với Pháp nhằm chấn chỉnh việc triều chính. Ông ta báo cho Khâm sứ Huế Palasne de Champeaux biết rằng vào đầu tháng 6.1885, Tôn Thất Thuyết đã cho chuyển đến căn cứ địa Tân Sở (Quảng Trị) – nơi ông Thuyết dành làm một “kinh đô” thứ hai khi có biến, một khối lượng của cải kếch xù là 300.000 nén bạc chứa trong gần 600 rương. Mấy hôm trước ngày 5.7, ông Thuyết định đưa tiếp lên Tân Sở khối lượng bạc còn lại, khoảng 650.000 – 700.000 nén, song do có sự ngăn trở của ông Tường mà việc này chưa xảy ra trên thực tế (theo văn khố của Tòa Khâm sứ Pháp ở Huế).
Những gì Nguyễn Văn Tường kể với de Champeaux không bao gồm vàng, tiền hay các quý kim khác. Tuy nhiên, theo một điện tín do tướng de Courcy gửi về Paris, ước lượng số vàng và bạc trong kho báu triều Nguyễn trị giá khoảng 9 triệu franc Pháp. Về sau, theo một tài liệu do Nha Tiền tệ Pháp công bố, khối lượng vàng do Pháp tịch thu được lên đến hơn 10.000 thỏi với nhiều kích thước khác nhau.
Trở lại ngày binh biến 5.7.1885, biết không lật ngược được tình thế, Tôn Thất Thuyết thu xếp đưa vua Hàm Nghi mới 14 tuổi cùng nhiều quan binh rời khỏi cung điện vào khoảng 7 giờ 30. Ngoài mấy trăm binh lính hộ vệ, theo đoàn xa giá còn có nhiều dân phu khiêng vác các rương vàng bạc và của cải khác.
Số phận kho báu triều Nguyễn sau biến động ngày 5.7.1885: Kho báu trên đường di tản - ảnh 1
Sau một thời gian ngắn dừng chân tại Tân Sở, Tôn Thất Thuyết nhận thấy nơi đây không thể là căn cứ kháng chiến lâu dài nên quyết định đưa vua Hàm Nghi ra Bắc. Tuy nhiên, lộ trình ra Bắc bị quân Pháp án ngữ, đoàn xa giá dự định theo ngả Lào, rồi cuối cùng vẫn phải quay lại Hà Tĩnh và Quảng Bình. Chính vì sự bất ổn trong hành trình di tản để tìm ra một kế sách lâu dài mà một phần kho báu triều Nguyễn đã bị rơi rớt trên đường, để rồi vào những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến gian khổ, vua Hàm Nghi và các nhóm nghĩa quân hoạt động quanh ông vẫn phải sống trong sự cù
Theo các tài liệu do người Pháp ghi lại, với độ chênh nhất định giữa các số liệu về khối lượng kho báu (vàng, bạc, tiền…), ngày 19.7.1885, khi quyết định ra phía bắc qua ngả Thanh Hóa, Tôn Thất Thuyết chỉ mang theo mấy rương vàng, giao 140 rương bạc cho Võ Trọng Bình, nguyên Tổng đốc Nam Định đã trí sĩ, đang cư ngụ ở Quảng Bình. Ông này chuyển 83 rương bạc cùng một khối lượng vàng ròng cho các quan tỉnh đương nhiệm ở Đồng Hới, để rồi sau đó các ông này giao nộp lại cho người Pháp.
Ngày 24.7.1885, một quan chức Pháp là Silvestre được Tuần vũ Quảng Bình báo cho biết là trong địa hạt của ông còn có 30 rương bạc ở Vạn Xuân, mỗi rương chứa 50 thỏi bạc, giá mỗi thỏi tương đương 81,57 franc, 50 rương bạc ở nhà Võ Trọng Bình, và 50 rương vàng ở nhà một viên quan khác tên Lê Mô Khai.
Kho báu trên đường di tản
Khối lượng vàng bạc do Pháp thu hồi được tại Quảng Bình từ tay Võ Trọng Bình, các viên chức xã Vạn Xuân và từ một số quan chức khác đã không được các cây bút Pháp như Jules Silvestre, Charles Gosselin, Paulin Vial ghi chép như nhau, song căn cứ vào một bức điện do tướng De Courcy gửi về Paris thì trị giá khối lượng của cải do Tôn Thất Thuyết mang theo và Pháp thu hồi được tại Đồng Hới (Quảng Bình) là 1 triệu franc, tại Quảng Trị là 250.000 franc.
Sau hành trình gian khổ sang đất Lào rồi quay về Hà Tĩnh, Quảng Bình, đến tháng 1.1886, đoàn xa giá của vua Hàm Nghi chỉ còn mang theo mấy rương bạc. Qua tháng 2.1886, sau một cuộc đụng độ lớn giữa binh sĩ hai bên, Tôn Thất Thuyết rời vua Hàm Nghi, tìm đường sang Tàu để cầu viện, để hai con trai là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp ở lại bảo vệ nhà vua. Do đã ký hòa ước Thiên Tân năm 1885 với Pháp, người Tàu không giúp được gì cho cuộc kháng chiến tại VN, Tôn Thất Thuyết kéo dài những tháng ngày bất đắc chí trên đất khách và qua đời năm 1913.
Trước ngày bị Pháp bắt vào 2.11.1888, vua Hàm Nghi không còn của cải gì. Song cho đến nay, kho báu của triều đình Huế còn rơi rớt lại trong cư dân ở Quảng Bình, Hà Tĩnh hay chôn giấu đâu đó chưa tìm ra hết vẫn là một bí ẩn.
Hạ Trâm 
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM