Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc quế chi
1.Nhận biết vị thuốc Quế chi:
Mô tả thực vật: Quế chi là cây gỗ lớn cao khoảng 10-20m. Vỏ thân nhẵn. Lá cuống ngắn, mọc so le, có 3 gân hình cung. Cụm hoa hình chùm xim thường mọc ở nách lá.
2.Tác dụng dược lý hiện đại:
Thành phần hóa học chính của quế chi là tinh dầu, trong đó chiếm chủ yếu là camphen và Andehit xinamic.
Vị thuốc quế chi có tác dụng giãn mạch, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu. Sử dụng quế chi giúp thoát mồ hôi, giải nhiệt và giảm các triệu chứng sốt.
Giảm đau: vỏ quế tác động lên trung khu cảm giác ở não, nâng cao ngưỡng đau. Các dược chất trong quế chi còn có khả năng làm giãn mạch giảm co thắt mạch, giảm các chứng đau đầu, đau bụng.
Đối với tiêu hóa: Vị thuốc làm tăng dịch vị, tăng tiết nước bọt, kích thích tiêu hóa.
Tác dụng kìm hãm virus và nấm: Theo các nghiên cứu khoa học, nước sắc quế chi có tác dụng ức chế mạnh sự phát triển của nấm và virus cúm gây bệnh. Ngoài ra, cồn quế còn có tác dụng sát khuẩn rõ rệt trên tụ cầu vàng và trực khuẩn thương hàn.
3.Tác dụng theo Đông y:
Quế chi có vị ngọt đắng, mùi thơm, tính ấm. Qui kinh: Tâm, phế và bàng quang. Vị thuốc quế chi có tác dụng giải cảm tán hàn, chỉ thống thông kinh, hành huyết lợi tiểu.
4.Chủ trị:
Giải cảm, tăng tiết mồ hôi, trừ hàn.
Các trường hợp đau đầu, mất ngủ, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, kinh nguyệt không đều. Dùng để sát khuẩn trong một số ít trường hợp.
5.Cách dùng:
Sắc lấy nước uống.
Hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác:
Vị thuốc quế chi cùng ma hoàng làm tăng tác dụng tăng tiết mồ hôi của quế.
Dùng Quế chi kết hợp Bạch thược, Đương quy giúp thông kinh hoạt huyết điều trị kinh nguyệt không đều, tắc kinh do hư hàn.
Quế chi kết hợp với bạch thược hay phụ tử trị đau khớp do nhiễm phong hàn…
6.Liều dùng:
Dùng: 2 – 12g quế. Tùy theo thể trạng và bệnh lý mà tăng giảm liều lượng.
7.Cấm kị:
Không dùng vị thuốc quế chi cho bệnh sốt nóng cao, các trường hợp âm hư dương thịnh, kinh nguyệt ra nhiều, phụ nữ có thai.
Thu Trà-t/h