Dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm khi thường xuyên cắn trúng đầu lưỡi

Cắn trúng đầu lưỡi hoặc cắn phải phần cơ lưỡi hai bên có thể là do bất cẩn nhưng nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên thì đó là tín hiệu mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Vấn đề khoang miệng
Nếu bạn đang mắc phải vấn đề về khoang miệng, chẳng hạn như viêm loét miệng, viêm nha chu, nướu răng bị “sa” xuống sẽ khiến bạn ăn uống với thói quen chỉ nhai một bên, gây mất cân bằng cho nhịp độ giữa lưỡi và khoang miệng.
anh 1
Ảnh minh họa
Ngoài ra, nếu bạn đeo răng giả mà thường xuyên cắn trúng đầu lưỡi cũng có thể do sự không khớp giữa các răng, bạn nên gặp nha sĩ để điều chỉnh lại.
Thói quen nhai không tốt
Nếu tình trạng răng nướu và khoang miệng của bạn vẫn bình thường nhưng lại thường xuyên có hiện tượng cắn trúng đầu lưỡi khi ăn thì rất có thể do bạn nhai nuốt quá nhanh. Hãy kiểm soát lại tốc độ nhai, không những nên nhai chậm mà còn phải nhai kỹ để đầu lưỡi thích ứng với tiết tấu khoang miệng, đồng thời cũng giúp thức ăn được nghiền nát, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn.
Vấn đề khoang miệng
Nếu bạn đang mắc phải vấn đề về khoang miệng, chẳng hạn như viêm loét miệng, viêm nha chu, nướu răng bị “sa” xuống sẽ khiến bạn ăn uống với thói quen chỉ nhai một bên, gây mất cân bằng cho nhịp độ giữa lưỡi và khoang miệng.
anh 2
Ảnh minh họa
Ngoài ra, nếu bạn đeo răng giả mà thường xuyên cắn trúng đầu lưỡi cũng có thể do sự không khớp giữa các răng, bạn nên gặp nha sĩ để điều chỉnh lại.
Tín hiệu tiềm ẩn của chứng đột quỵ
Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi nhiều hơn nhưng cũng không loại trừ những độ tuổi khác. Tuy nhiên, nếu nhà bạn có người già dễ bị cắn trúng đầu lưỡi khi ăn uống thì càng nên thận trọng. Bởi vì đó có thể là “điềm báo” cho nguy cơ bị đột quỵ.
Khi hệ thần kinh bị tổn thương làm giảm khả năng kiểm soát vận động của lưỡi sẽ khiến đầu lưỡi không còn linh hoạt nữa nên dễ bị răng cắn trúng. Nếu người đó xuất hiện tình trạng này, kèm theo đau đầu, đi đứng không vững, nói chuyện không rõ ràng như trước thì hãy cảnh giác cao độ, tốt nhất là sớm đến bệnh viện để được kiểm tra.
Vấn đề thần kinh
Nếu bạn luôn cắn trúng đầu lưỡi trong vô thức và mỗi lần đều cắn phải cùng một vị trí thì hãy chú ý vấn đề thần kinh. Ví dụ, bạn tự cắn đầu lưỡi trong khi ngủ, sáng hôm sau thức dậy phát hiện đầu lưỡi đau và có vết hằn hay vết thương thì có thể là trở ngại thần kinh nào đó, cần gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị kịp thời.
Nguy cơ ung thư lưỡi
Hiện tượng dễ bị cắn trúng đầu lưỡi thông thường còn là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư lưỡi. Trong những trường hợp này, nếu quan sát kỹ sẽ phát hiện người bệnh bị suy giảm chức năng nói chuyện, khóe miệng thường chảy nước miếng, lúc nhai nuốt thức ăn chậm rãi cũng sẽ bị cắn trúng đầu lưỡi.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, một triệu chứng khác đó là viêm loét khoang miệng không lành ở người già. Nếu có nhiều dấu hiệu thì càng phải thận trọng. Do diện tích đầu lưỡi nhỏ nên các bệnh ác tính như ung thư lưỡi càng có nguy cơ phát sinh cao hơn.
U tuyến yên
Khi chứng u tuyến yên phát sinh thì lượng hóc môn tiết ra sẽ tăng cao, kéo theo là các triệu chứng khác như sưng phồng ở đầu ngón tay ngón chân, đặc trưng của các nội tạng cũng tăng, lưỡi to và dày hơn nên cũng dễ bị cắn trúng đầu lưỡi khi ăn.
Thùy Linh/TH
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM