Mẹo nhỏ giúp trẻ hay nói lắp cũng có thể nói dõng dạc trong thời gian ngắn

Nói lắp thường phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuy nhiên cha mẹ cũng đừng quá chủ quan vì “tật” xấu này có thể ảnh hưởng đến tương lai của con mình.
Tại sao trẻ nhỏ hay nói lắp?
Nói lắp là một loại tật do rối loạn ngôn ngữ gây ra, biểu hiện bằng việc trẻ bị gián đoạn khi phát âm do các từ bị kéo dài hoặc được lặp đi lặp lại, đôi khi là mất từ trong câu làm câu nói của trẻ trở nên khó hiểu.
Đời sống - 5 mẹo nhỏ giúp trẻ hay nói lắp cũng có thể nói dõng dạc trong thời gian ngắn
Các bậc phụ huynh nên kiên nhẫn để dạy trẻ hết nói lắp. Ảnh minh họa.
Trẻ nói lắp do yếu tố di truyền: Nguy cơ nói lắp ở trẻ em lên tới khoảng 36-60% nếu trẻ có tiền sử gia đình mắc tật nói lắp.
Trẻ nói lắp do yếutố môi trường:Trẻ em có khả năng bắt chước mạnh mẽ. Vì vậy nếu các bé sống chung với những người nói lắp, rất có thể các bé sẽ học theo và bị nói lắp.
Trẻ nói lắp do yếutố tâm lý: Nếu trẻ sống trong một gia đình bất hòa, bố mẹ ly dị, thường xuyên sợ hãi, bị trừng phạt hoặc phân biệt đối xử, các em dễ bị lo lắng, trầm cảm, có cảm xúc tiêu cực và cuối cùng dẫn đến nói lắp.
Trẻ nói lắp do các yếutố phát triển: Thông thường trẻ từ 1-2 tuổi bắt đầu biết nói. Trẻ lên 3 tuổi thường có thể nói một câu dài. Mức độ trưởng thành trí não của trẻ chưa đủ để diễn tả một câu phức tạp sẽ khiến trẻ nói lắp. Thông thường, khi lớn lên, bé đã đủ nhận thức về ngôn ngữ thì tật nói lắp sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu trẻ từ 5-8 tuổi vẫn nói lắp thì trẻ sẽ có thể bị nói lắp vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
Theo nghiên cứu, khoảng 80% trẻ nói lắp tự khỏi trong 2 năm, 20% còn lại sẽ khỏi khi đi học và khoảng 5% trẻ tiếp tục nói lắp đến khi thành người lớn. Nói lắp không phải là bệnh nan y gì cả, tuy nhiên lại là tật làm ảnh hưởng xấu đến khả năng giao tiếp và những mối quan hệ xã hội.
Cách trị nói lắp cho trẻ
Đời sống - 5 mẹo nhỏ giúp trẻ hay nói lắp cũng có thể nói dõng dạc trong thời gian ngắn (Hình 2).
Ảnh minh họa.
Cách trị nói lắp bàng giao tiếp nhóm: Cho trẻ tham gia các hoạt động về lời nói trong chương trình giao tiếp với nhóm: Chẳng hạn chơi, trò chuyện cùng anh chị, bố mẹ. Trong quá trình này, khi nói với bé hay nghe bé nói, cần luôn giữ thái độ bình thường, tuyệt đối không bảo bé bị nói lắp. Ngoài ra, cho bé hát những bài hát con thích, sau đó đọc lời bài hát…
Tạo cho trẻ tinh thần thoải mái: Bố mẹ có thể làm là giúp bé cảm thấy vui vẻ, tự tin khi nói chuyện Bên cạnh đó hãy tạo cho con một gia đình hạnh phúc, ổn định để giúp con thoải mái tinh thần. Khi thấy con nói lắp, bố mẹ cần kiên nhẫn sửa đổi chứ không nên chỉ trích, trừng phạt thậm chí đánh đập khiến bé càng sợn bệnh nói lắp không những không tiến triển mà nặng thêm vì căng thẳng.
Trị nói lắp bằng cách cho trẻ xem tranh ảnh: Cha mẹ nên cho bé xem hình ảnh hoạt động, con vật, đồ chơi, bảo trẻ nói ngay, không cần nghĩ, không đi sâu vào vòng xoáy bị lắp.
Khuyến khích, ca ngợi trẻ: Những chỗ trẻ không nói lắp, khuyến khích, khen ngợi để bé tự tin hơn, nói đúng dần. Bố mẹ không được bình luận, chê bai con, không bao giờ tạo áp lực cho con.
Dạy trẻ nói những từ đơn giản: Khuyến khích trẻ nói từ đơn giản, không đòi hỏi tư duy ngôn ngữ. Không nên bắt trẻ nói nhiều tình huống phức tạp, không coi việc giao tiếp của trẻ căng thẳng quá. Điều quan trọng nhất để giúp con hết nói lắp mà các bậc phụ huynh cần lưu ý đó là thực hiện đúng phương pháp một cách kiên trì và cầu tiến.
Lưu ý: Khi áp dụng những cách đơn giản mà không thấy sự tiến triển, hoặc không thể tự uốn nắn, bố mẹ có thể đưa con đi khám chuyên khoa để bác sĩ đánh giá cụ thể tình trạng nói lắp của bé.
Trúc Chi (t/h)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM