Nâng cấp cơ sở hạ tầng – “Chìa khóa” giúp Quảng Bình thăng hạng đầu tư

137

Hàng loạt các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia và địa phương tại Quảng Bình đang từng bước được đầu tư xây dựng đồng bộ, tạo đà cho tỉnh trở thành “thỏi nam châm” thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Chiến lược phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng

Quảng Bình sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng đối ngoại khá ấn tượng với Cảng hàng không Đồng Hới nằm trong nội đô cùng các trục giao thông huyết mạch quốc gia như cao tốc Bắc – Nam, Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường ven biển, đường sắt Bắc – Nam,… Tọa lạc tại vị trí địa lý đắc địa mang đến nhiều cơ hội đưa Quảng Bình bước vào kỷ nguyên phát triển thần tốc và vững chắc.

Quảng Bình1

Chính phủ đang xem xét chuyển Cảng hàng không Đồng Hới thành sân bay quốc tế

Trong đó, dự án được trông đợi và kỳ vọng bậc nhất chính là Cảng hàng không Đồng Hới. Được đưa vào khai thác từ năm 2008 với quy mô cấp 4C, sân bay này được 5 hãng hàng không trong nước khai thác và 1 đường bay quốc tế thường lệ Đồng Hới (Việt Nam) – Chiang Mai (Thái Lan). Trong thời gian qua, lượng du khách đến “Vương Quốc Hang Động” tăng đột biến, ban lãnh đạo của địa phương đã đề xuất nâng cấp Cảng hàng không Đồng Hới và được Chính phủ đồng tình, ủng hộ. Cụ thể, vào tháng 2/2022 Chính phủ đã giao nhiệm vụ xây dựng Nhà ga hành khách cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khởi công dự án Đầu tư. Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ giao thông – Vận tải thì khi Cảng hàng không Đồng Hới có nhà ga tốt, sẽ mở ra nhiều tuyến bay từ Quảng Bình qua Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc một số nước châu Âu, thúc đẩy nền kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Bình phát triển.

Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm 2022, Quảng Bình đã khởi công xây dựng đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 với tổng chiều dài lên tới 85.4km, tạo sự kết nối đô thị liên hoàn, thông thương kinh tế giữa các huyện thị trong tỉnh và TP. Đồng Hới. Không những thế, tuyến này còn liên kết trục Nam tỉnh Hà Tĩnh và đường bên biển Quảng Trị theo chủ trương liên kết vùng, khu vực và cả nước.

Là một trong những địa phương có nhiều thuận lợi trong thu hút đầu tư, ông Hồ An Phong Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định “Quảng Bình mời chào và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các nhà đầu tư đến để tìm hiểu, nghiên cứu và đầu tư vào tỉnh”.

Sự dịch chuyển của dòng vốn FDI vào thị trường Quảng Bình

Sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ, Quảng Bình hiện nay được xem là “vùng trũng” thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài như Ấn Độ, Đức, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc,… với 27 dự án FDI đang triển khai hoạt động, cùng tổng vốn đăng ký đầu tư lên tới 1.133,67 triệu USD.

Quảng Bình2

Quảng Bình trở thành địa phương thu hút dòng vốn đầu tư FDI

Sự xuất hiện của những dự án động lực, nổi bật như Cụm trang trại điện gió B&T (CTCP Điện gió B&T) với tổng vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, cộng hưởng cùng các dự án đến từ những “ông lớn” trong ngành địa ốc như VinGroup, Mekong Group, TNR Holdings,… góp phần đưa vị thế của tỉnh lên một tầm cao mới, tạo sức bật cho kinh tế địa phương bứt phá.

“Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác thu hút đầu tư, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, góp phần tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn” bày tỏ suy nghĩ – Ông Phan Phong Phú, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình.

Với nhiều điểm sáng trong thời gian gần đây đã phần nào phản ánh sức nóng thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vào Quảng Bình. Quyết tâm thay đổi một vùng đất theo hướng phát triển đi lên, đưa Quảng Bình xứng tầm hạt nhân, trung tâm kinh tế du lịch, công nghiệp, năng lượng,… của khu vực Duyên Hải Bắc Trung Bộ.

Thu Hoài

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM