Những món ăn giúp giảm viêm nhiễm bạn đã biết ?
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Trường Y Stanford cho biết rằng, việc lựa chọn thực phẩm về kết hợp thực phẩm lên men trong chế độ ăn uống đem lại hiệu quả giúp giảm viêm nhiễm xảy ra.
Tình trạng viêm nhiễm nếu để kéo dài lâu, liên tục thì còn có thể dẫn đến viêm mãn tính và làm tăng nguy cơ mắc một loạt các vấn đề về sức khoẻ như tim, hen suyễn hoặc bị viêm khớp dạng thấp.
Trong khi đó, có một số loại thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Các nghiên cứu được thực hiện tìm hiểu xem rằng liệu chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò nào đó trong việc giảm viêm hay không dù chế độ ăn uống được thực hiện không được thử nghiệm như một biện pháp điều trị viêm nhiễm thay thế thuốc.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới của Trường Y Stanford đã cho kết quả rằng việc kết hợp thực phẩm lên men vào chế độ ăn uống như dưa cải muối, kim chi hoặc nấm sữa kefir còn có thể cải thiện sự đa dạng vi sinh vật tổng thể và đây là cách giúp giảm viêm từ thực phẩm hiệu quả. Lưu ý, những thực phẩm đem hiệu quả giảm viêm này không gồm rượu.
1. Đối tượng dễ bị viêm nhiễm
Thực tế, viêm nhiễm được biết đến là một phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong khi đó, cơ thể căng thẳng xảy ra do nhiễm trùng và chấn thương. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ giải phóng các kháng thể và protein cùng với lưu lượng máu tăng lên với mục đích giúp chữa lành cơ thể.
Do đó, trong thời gian ngắn thì tình trạng viêm còn có thể giúp chữa lành cơ thể. Tuy nhiên, theo thời gian nếu như phản ứng viêm xảy ra tiếp tục thì lúc này hệ thống miễn dịch sẽ có thể nhắm vào các mô khỏe mạnh và có thể gây tổn thương trên cơ thể.
2. Kết quả của nghiên cứu cho biết điều gì?
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu lâm sàng đối với 36 người trưởng thành khỏe mạnh. Người tham gia nghiên cứu được yêu cầu thực hành một chế độ ăn uống trong 10 tuần gồm các thực phẩm lên men hoặc thực phẩm nhiều chất xơ.
Với nhóm thực phẩm lên men, có 4 loại tế bào miễn dịch cho thấy ít hoạt hóa hơn. Đối với điều này, mức độ của 19 protein gây viêm còn được đo trong các mẫu máu cũng có thể giảm xuống đáng kể.
Kết quả này đồng thời cho thấy rằng, sự thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống cũng có thể gây tác động đáng chú ý đến hệ vi sinh vật đường ruột và hệ miễn dịch.
Ngoài ra, theo kết quả của nghiên cứu thì thực phẩm lên men còn làm giảm sự kích hoạt của tế bào miễn dịch có liên quan đến chứng viêm mãn tính. Điều này tiếp tục khẳng định rằng mối liên hệ giữa vi sinh vật và hệ thống miễn dịch có những liên quan nhất định như bệnh viêm ruột hoặc bệnh không có GI như viêm khớp dạng thấp hoặc ung thư.
Đối với những người ăn sữa chua, kefir, pho mát lên men hoặc kim chi, đồ uống ngâm nước muối thực vật đều có sự gia tăng đa dạng của vi sinh vật tổng thể. Do đó, khẩu phần lớn hơn của các loại thực phẩm này cũng cho thấy có tác dụng mạnh hơn.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng nhóm giàu chất xơ nhưng không bị giảm 19 loại protein cũng gây viêm tương tự. Vì sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột được duy trì một cách ổn định.
3. Chuyên gia nói gì về biện pháp giảm viêm nhiễm bằng thực phẩm?
Sau khi thực hiện nghiên cứu, kết quả cho thấy rằng không có biện pháp chữa trị hoàn toàn chứng viêm và tình trạng viêm là mọt phần bình thường của quá trình chữa lành diễn ra trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ở trên cũng cho thấy rằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống với thực phẩm lên men còn có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch bằng cách tác động lên hệ vi sinh vật đường ruột với mục đích giúp ngăn ngừa chứng viêm không mong muốn xảy ra.
Vẫn cần tìm hiểu thêm về mối liên hệ ba chiều giữa hệ thống miễn dịch, thực phẩm và sinh học để có kết luận cuối cùng. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết rằng, vẫn có thể sử dụng kiến thức và lựa chọn thực phẩm để điều trị giảm viêm nhiễm hiệu quả.
Lan Anh (t/h)