ÁP DỤNG QUY TRÌNH CANH TÁC LÚA THÔNG MINH GÓP PHẦN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
Mỗi năm, cả nước sản xuất khoảng trên dưới 7 triệu ha lúa. Ngành Nông nghiệp xác định lĩnh vực canh tác lúa đang là nguồn phát thải khí cacbonic lớn. Việc thay đổi sang canh tác thân thiện với môi trường, nhất là áp dụng chương trình canh tác lúa thông minh là điều tất yếu và mong muốn đây là quy trình canh tác chung cho toàn quốc trong thời gian tới.
Chương trình canh tác thông minh không chỉ giúp nâng cao hơn nữa trình độ kỹ thuật canh tác của cán bộ kỹ thuật; giúp nông dân, hợp tác xã tham gia mô hình cũng như ngoài mô hình tiếp cận và học hỏi nhiều giải pháp canh tác hiệu quả; góp phần từng bước xây dựng các nhóm nông dân giỏi, mạnh dạn áp dụng giải pháp canh tác mới và là cầu nối để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa tại các địa phương.
Các giải pháp canh tác thông minh đã và đang áp dụng trong chương trình canh tác thông minh đang hiện thực hóa việc đóng góp của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và tăng đóng góp lên tới 27%.
Chương trình Thời sự phát sóng lúc 18h30 trên THVL1.
Phạm Tuấn