Những ai dễ bị loạn thị?

Loạn thị là một tật khúc xạ mắt rất thường gặp, xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ.

Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt.

Có thể nói, số lượng người bị loạn thị có dấu hiệu  gia tăng qua từng năm, vậy những đối tượng nào có nguy cơ mắc tật về mắt này, khi mắc cách chăm sóc ra sao? Dưới đây là những thông tin liên quan đến căn bệnh này.

Loạn thị xảy ra khi mặt trước của mắt (giác mạc) hoặc ống kính bên trong mắt có một độ cong bề mặt hơi khác nhau theo một hướng khác. Thay vì ngay thẳng và mịn trong tất cả các hướng, bề mặt có thể có một số khu vực cong hoặc dốc hơn. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ. Loạn thị khi nhẹ không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến thị lực. Trong trường hợp loạn thị cao (từ 1,5 D trở lên), thị lực sẽ giảm và có thể làm cho mắt bị nhược thị nếu không được chỉnh kính và tập luyện.

Đối tượng dễ mắc và các nguy cơ

Loạn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người trưởng thành. Loạn thị có thể di truyền nên nhiều trẻ sơ sinh cũng có thể mắc tật khúc xạ này. Một số trường hợp loạn thị phát triển sau một chấn thương mắt, bệnh lý tại mắt hoặc sau phẫu thuật mắt.

Trên thực tế, vấn đề này có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, dù đó là trẻ nhỏ, học sinh, người trưởng thành hoặc người già,… Trong đó, những người làm việc, học tập trong điều kiện không đủ ánh sáng hoặc ánh sáng quá chói rất dễ mắc bệnh. Đó là lý vì sao nên nghiên cứu, lựa chọn các loại đèn phù hợp nhất cho từng căn phòng.

Bên cạnh đó, nếu như mắt tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại nói riêng và các thiết bị điện tử nói chung trong khoảng thời gian dài, chúng rất dễ suy giảm chức năng, mắc tật khúc xạ. Một số trường hợp khác là trong trường hợp gia đình từng có người thân bị loạn thị, nguy cơ phát triển bệnh ở những thế hệ sau khá cao. Đó là loạn thị bẩm sinh. Những người từng trải qua phẫu thuật mắt hoặc bị sẹo, chấn thương mắt cũng nên chú ý, đây là đối tượng có khả năng mắc bệnh không hề thấp.

Người bệnh cần đi khám mắt để được tư vấn loại kính phù hợp.

Phân loại

Bình thường, bề mặt giác mạc có hình cầu (ví như khi ta cắt một phần qua trái bóng đá). Khi bị loạn thị, giác mạc có độ cong không đều (ví như khi ta cắt một phần qua trái bóng bầu dục). Sự thay đổi độ cong bề mặt giác mạc làm hình ảnh của vật hội tụ thành nhiều đường tiêu trên võng mạc dẫn đến nhìn mờ nhòe, biến dạng hình ảnh.

Có nhiều loại loạn thị tùy thuộc vào phối hợp của loạn thị với cận thị và viễn thị: loạn cận đơn thuần, loạn cận kép, loạn viễn đơn thuần, loạn viễn kép, loạn thị hỗn hợp. Tùy thuộc vào loại loạn thị và mức độ loạn thị mà gây ảnh hưởng khác nhau đến chức năng thị giác. Tất cả các loại loạn thị thường có triệu chứng nhìn mờ, mỏi mắt, nhức mắt, nhìn hình bị biến dạng, nhòe hình… Các loại loạn thị viễn thường gây nên suy giảm chức năng thị giác nhiều hơn.

Cần phải làm gì?

Trường hợp nhẹ, bệnh loạn thị có thể không cần điều trị. Nhưng nếu bị nặng, cần áp dụng các biện pháp điều trị để tránh bệnh diễn biến nặng hoặc gây ra nhược thị. Các biện pháp điều trị phổ biến sử dụng kính thuốc, phẫu thuật… tuy nhiên hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều chỉnh bằng kính thuốc. Đây là biện pháp đơn giản, được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao, ít để lại biến chứng. Bệnh nhân nên tìm hiểu và đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn loại kính phù hợp với mức độ và nhu cầu.

Để phòng và hạn chế loạn thị, cần làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tránh nơi quá tối hoặc phải đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc với nguồn sáng quá mạnh và chói. Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác. Điều trị các bệnh lý về mắt (nếu có), điều trị sớm và triệt để, tránh gây biến chứng loạn thị. Khi đã bị loạn thị, phải đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh diễn biến nặng. Ngoài ra, cần ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt như cá hoặc thức ăn giàu vitamin A có trong các loại quả màu đỏ (gấc, cà rốt, cà chua,…).    

BSCKII. Nguyễn Đỗ Thanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM