Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết chủ yếu xuất phát từ việc sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm. Ngăn chặn nhiễm virus từ muỗi được coi là biện pháp cần thiết đối với mỗi người.

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Bệnh chủ yếu do muỗi Aedes aegypti truyền virus từ người bệnh sang người lành.

Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thất thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng con người.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Theo các chuyên gia, yếu tố hàng đầu khiến bạn dễ mắc nguy cơ sốt xuất huyết là do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu. Vì vậy, cần phải có một biện pháp mới, an toàn nhằm mục đích giúp ức chế sự phát triển và tiêu diệt virus sốt xuất huyết, tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn chặn nguy cơ bệnh lây lan và đẩy lùi nhanh chóng, đồng thời giúp cải thiện các triệu trứng, kiểm soát những biến chứng sốt xuất huyết hiệu quả.

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Benh Sot Xuat Huyet

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết (Ảnh minh họa)

Sốt cao đột ngột, người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Sốt liên tục kéo dài 2-7 ngày. Sau đó có các biểu hiện xuất huyết: Ở da biểu hiện là các nốt xuất huyết rải rác thường ở mặt trước cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím.

Ở niêm mạc gồm có: chảy máu mũi, lợi, đôi khi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài. Ở nội tạng: xuất huyết tiêu hoá, phổi, xuất huyết não… là biểu hiện nặng của bệnh. Khi có các dấu hiệu trên thì cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết Dengue trên cơ địa đặc biệt: nhũ nhi, béo phì, bệnh lý đi kèm nên nhập viện điều trị.

Cách chăm sóc sốt xuất huyết tại nhà

Sốt cao ≥ 38.5oC: cho thuốc hạ sốt, nới lỏng quần áo. ăn thức ăn lỏng dể tiêu, uống nhiều nước.

Lau mát bằng nước ấm khi nhiệt độ ≥ 39.5oC.

Paracetamol, liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần mỗi 4 – 6 giờ. ( Tổng liều paracetamol không quá 60 mg/kg/24giờ). Chú ý: không dùng thuốc Aspirin, Ibuprofen trên bệnh nhân bị Sốt xuất huyết.

Bù dịch sớm bằng đường uống: khuyến khích uống nhiều nước chín, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh), Oresol; tránh thức ăn, nước uống màu đỏ, đen, nâu.

Tái khám mỗi ngày

Cách phòng chống sốt xuất huyết

Hiện nay, phương pháp chính để kiểm soát hoặc ngăn chặn sự lây truyền virus sốt xuất huyết là chống muỗi vằn truyền qua:

Ngăn muỗi tiếp cận môi trường sống, đẻ trứng bằng cách quản lý và dọn dẹp vệ sinh môi trường.

Xử lý chất thải rắn đúng cách và loại bỏ môi trường sống nhân tạo.

Bao phủ, đổ và làm sạch các thùng chứa nước sinh hoạt hàng tuần.

Sử dụng thuốc trừ sâu thích hợp cho các thùng chứa nước ngoài trời.

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, bọ gậy bằng cách: đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu đựng nước.

Thả cá vào bể, giếng, chum vại để diệt lăng quăng

Thu gom hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như: chai, lọ, vỏ dừa…. dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.Súc rửa chum, vại, lu hàng tuần.

Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi.

Sử dụng các biện pháp bảo vệ hộ gia đình cá nhân như đóng cửa sổ, mặc quần áo dài tay,  sử dụng bình xịt muỗi (Những biện pháp này phải được áp dụng vào ban ngày cả ở nhà và nơi làm việc ).

Cải thiện sự tham gia của cộng đồng và huy động để kiểm soát vec-tơ truyền bệnh hiệu quả.

Mai Phương/TH

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM