Bột quế có tác dụng gì đối với cơ thể

Quế còn được biết là 1 trong 4 loại dược phẩm quý được nhiều người yêu thích và sử dụng. Không những thế, bột quế còn được sử dụng rộng rãi trong chữa bệnh hay nấu ăn và làm đẹp.
Vậy bột quế là gì, tác dụng và sử dụng như thế nào?
1. Quế là gì? Bột quế là gì?
Quế được biết là một lớp vỏ được lấy ra từ phần thân của cây quế và có tên khoa học là Cinnamomum. Khi lớp vỏ quế khô sẽ được đem cuộn lại và có tên gọi là thanh quế. Sau khi các thanh quế được nghiền nát, lúc này bột quế được hình thành.
Hương vị của quế đặc biệt nhờ sự kết hợp của hợp chất cinnamaldehyde có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Quế được chia ra làm 2 loại với hàm lượng khác nhau với hàm lượng tinh dầu và đặc tính khác nhau gồm: Quế Ceylon và Quế Cassia.
Bột quế là gì?
Như đã biết, bột quế được tạo ra bằng cách nghiền nát vỏ quế và cả hai loại quế Ceylon và Cassia thành bột. Bột quế có màu nâu đỏ, có hương thơm đặc trưng và thời gian bảo quản của bột quế rất lâu.
Trước khi nói đến tác dụng của bột quế đối với sức khỏe cần biết, bột quế chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, cụ thể:

Tác dụng của kỷ tử là gì? Hướng dẫn sử dụng kỷ tử đúng cách

– Bột quế chứa vitamin A, B1, C rất tốt cho mắt, tốt cho máu và đem lại hiệu quả kháng viêm tốt.

– Bột quế còn chứa nhiều khoáng chất như: kẽm, kali, canxi.

– Các thành phần quan trọng là axit amin như: Pantothenic, Pyridoxine.

– Chứa chất chống oxy hóa cao.

– Chứa chất xơ.

– Hàm lượng tinh dầu khoảng 3%.

Với nhiều thành phần dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho cơ thể nên bột quế được sử dụng nhiều hiện nay, đặc biệt có hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

2. Bột quế có tác dụng gì?

Bột quế dù được chia ra làm 2 loại gồm Ceylon và Cassia, dù khác nhau một số đặc tính nhưng về cơ bản thì hai loại bột quế này đều có công dụng tốt cho sức khỏe giống nhau. Có thể điểm nhanh một số công dụng của bột quế dưới đây:

2.1. Bột quế có đặc tính chống viêm hiệu quả

Thực tế, nhờ vào chất chống oxy hóa có trong bột quế nên bột quế có tác dụng chống viêm cũng như giúp chống nhiễm trùng và giúp phục hồi tổn thương ở mô một cách hiệu quả.

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu được thực hiện cho biết công dụng của bột quế trong chống viêm mạnh như hợp chất E-cinnamaldehyde, o-methoxycinnamaldehyde có trong quế Ceylon và hợp chất cinnamic aldehyde có trong quế Cassia.

Không những thế, hợp chất cinnamic aldehyde có trong bột quế còn có thêm đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả. Điều này góp phần làm giảm tình trạng nhiễm trùng và chống sâu răng hay tình trạng hôi miệng khi ức chế được sự phát triển của một số vi khuẩn trong khoang miệng như Listeria và Salmonella.

2.2. Chất chống oxy hóa

Bản chất bột quế có chứa lượng lớn các chất chống oxy polyphenol mạnh, các chất này có tác dụng tốt trong bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác hại của quá trình oxy hóa mà các gốc tự do gây ra.

Trong đó, kết quả phân tích và nghiên cứu khi so sánh còn có khả năng chống oxy hóa của 26 loại gia vị thì quế dường như dẫn đầu về hàm lượng phenol cao hơn so với các thực phẩm còn lại, hơn cả tỏi và Oregano.

Không những thế, bột quế còn được biết đến như một chất bảo quản tự nhiên.

2.3. Bột quế có tác dụng gì trong hỗ trợ điều trị bệnh?

– Bột quế có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Bột quế đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các vấn đề có liên quan đến bệnh tim như hàm lượng cholesterol tổng thể hay cholesterol triglycerides và huyết áp trong cơ thể con người.

Kết quả nghiên cứu cho biết, những người bị tiểu đường tuýp 2 khi sử dụng từ 2.1gram hoặc nửa muỗng cà phê bột quế hằng ngày cho kết quả rằng hàm lượng cholesterol toàn phần được giảm dần, đồng thời chỉ số cholesterol LDL (low density lipoprotein cholesterol) xấu và cholesterol triglycerides trung tính cũng giảm theo trong khi đó chỉ số HDL cholesterol (high density lipoprotein cholesterol) vẫn giữ mức ổn định.

Kết quả của nghiên cứu khác còn cho thấy việc tiêu thụ 120mg quế mỗi ngày cũng đem lại hiệu quả tương tự, thậm chí còn có thể tăng mức HDL cholesterol tốt.

Thu Trà-t/h

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM