Bệnh mù màu là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh mù màu
3. Dấu hiệu của bệnh mù màu
Dấu hiệu đầu tiên và dễ dàng nhận biết nhất là bạn khó có khả năng phân biệt được các màu sắc như đỏ, xanh lá, xanh biển đặc biệt trong môi trường ánh sáng yếu còn các màu khác như vàng, tím, cam,… vẫn có thể biết được.
– Mắt trở nên nhạy cảm hơn nếu trong điều kiện quá sáng.
– Một số trường hợp hiếm bệnh nhân còn chỉ có thể nhận biết được các màu âm tính như đen, xám, trắng.
– Với người bình thường có thể nhìn thấy hàng nghìn sắc tố màu khác nhau nhưng bệnh nhân bị bệnh mù màu chỉ nhận biết được một số sắc thái.
– Có những vấn đề về thị lực nhưng thậm chí người bệnh còn không nhận biết được.
4. Nguyên nhân bệnh mù màu
Tuy yếu tố di truyền phổ biến nhất đối với căn bệnh này nhưng không loại trừ các yếu tố khác là:
Biến chứng của bệnh: Những bệnh nhân đang mắc phải các căn bệnh như Alzheimer, Parkinson, thoái hóa điểm vàng, cao huyết áp, bệnh bạch cầu,… đều có khả năng bị mù màu ở 1 bên mắt hoặc cả hai bên. Tuy nhiên nếu bệnh giảm thì tình trạng mù màu cũng có thể được cải thiện hoặc thậm chí là khỏi hẳn.
Sử dụng thuốc: Một số thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh cũng có khả năng dẫn đến mù màu như thuốc chữa cao huyết áp, điều trị tim mạch, rối loạn thần kinh hay chức năng cương dương, nhiễm trùng.
Lão hóa: Khi tuổi càng cao thì nguy cơ bị nhiễm mù màu cũng cao hơn so với hồi bạn còn trẻ
5. Chẩn đoán
Bệnh nhân bị mù màu khi đi khám sẽ thường được bác sĩ chỉ định làm bài kiểm tra để đánh giá khả năng nhận biết màu sắc. Thường sẽ là một bảng màu có nhiều chấm và việc của bạn là tìm ra hình trong bảng đó.
Bằng cách này bác sĩ sẽ nhận định được là bạn đang bị mù màu gì. Ngoài ra bạn có thể làm thêm bài kiểm tra sắp xếp thứ tự các màu để nhận định rõ hơn. Bệnh có thể được phát hiện ở độ tuổi trẻ con vì thế trẻ nên được khám khi 3 – 5 tuổi để sớm hỗ trợ cũng như điều hướng trẻ theo các ngành nghề phù hợp.
6. Điều trị
Bệnh mù màu có chữa được không? Như đã nói ở trên nếu do biến chứng của bệnh hay sử dụng thuốc thì triệu chứng của bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu do yếu tố di truyền thì hiện nay chưa có phương thức điều trị.
Tuy nhiên người bệnh có thể cải thiện, phân biệt được màu rõ hơn thông qua sáng chế kính lọc màu sắc để tăng độ tương phản của màu đỏ, xanh biển, xanh lá.
Bên cạnh đó, bạn có thể học cách nhớ các thứ tự màu sắc của những vật dụng xung quanh môi trường sống. Ví dụ như đèn đường giao thông hoặc đánh dấu màu sắc của quần áo để dễ dàng kết hợp chúng với nhau hơn.
7. Cách phòng tránh bệnh mù màu
Để phòng tránh bệnh mù màu xảy ra, cần chú ý một số vấn đề sau:
– Hàng năm bạn nên đi kiểm tra sức khỏe toàn diện để phát hiện sớm cũng như yếu tố di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau. Trẻ con cũng nên đi khám thị giác từ khi 3 – 5 tuổi.
– Không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
– Thị giác tổn thương có thể dẫn đến mù màu nên tránh tối đa các hoạt động động chạm gây hại đến vùng mắt.
– Khi làm các công việc tiếp xúc với hóa chất thì cần trang bị đồ bảo hộ khu vực mắt đầy đủ.
– Nếu thị giác có vấn đề thì nên đi khám sớm.
Trên đây là những thông tin về bệnh mù màu. Người bệnh không cần có chế độ ăn uống đặc biệt mà việc quan trọng là tập thích nghi với bệnh cũng như nên có các công cụ hỗ trợ việc nhận biết màu xung quanh.
Thu Hà-t/h