Nước Râu bắp giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể con người
1. Râu bắp là gì?
Râu bắp với tên gọi khác là râu ngô, lúa ngô, ngọc mễ,… Trong khi đó râu bắp có tên gọi khoa học là Zea mays L, thuộc họ Lúa (Poaceae).
Vòi nhụy của râu bắp được sử dụng và đem chế thành nhiều lợi thuốc với những tác dụng tốt đối với sức khỏe là không thể phủ nhận.
Hình dáng cây ngô cao khoảng 1,5 đến 2,5m. Thân cây ngô có nhiều đốt như thân cây tre hoặc mía, mỗi đốt cách nhau khoảng 20 đến 25cm. Trong khi đó lá cây thô ráp với bản rộng, to và dài. Hoa của bắp đực màu lục, hoa cái màu vàng. Quả bắp có hình trứng và xếp khít các hạt với nhau, hạt của bắp ngô bóng, cứng và có nhiều màu sắc như trắng, vàng hay tím. Tuy nhiên, bắp ngô phổ biến là màu vàng.
Cây ngô có nguồn gốc từ châu Mỹ, được phân bố chủ yếu ở các khu vực miền núi và vùng đồng bằng với mục đích sử dụng làm lương thực. Sau này, cây ngô được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Ngoài việc trở thành lương thực thì cây ngô còn được sử dụng làm thuốc với những lợi ích cho sức khỏe.
Râu bắp là bộ phận của cây bắp, ở trên trái bắp có râu bắp xuất hiện. Quá trình thu hoạch và bảo quản râu bắp diễn ra như sau:
– Sau khi thu hái dược liệu về, đem râu bắp đi rửa sạch với mục đích loại bỏ bụi bẩn bằng nước muối pha loãng sau đó nhặt bỏ các sợi màu đen, chỉ giữ lại những sợi vàng óng, suôn mượt và đem đi khô.
– Thu hoạch xong râu bắp cần đem nơi khô ráo, thoáng mát và tránh sâu bọ, các khu vực ẩm ướt để bảo quản râu bắp đã phơi khô tốt nhất.
Thành phần dinh dưỡng của râu bắp có thể kể đến như: tinh dầu, tanin, alltoin, vitamin C và vitamin K đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
2. Râu bắp có tác dụng gì?
Mọi người đều dễ dàng nhận thấy râu bắp hầu hết được biết đến là bộ phận bị bỏ đi sau khi thu hoạch. Do đó, biết râu bắp có tác dụng gì đối với sức khỏe sẽ giúp bạn không lãng phí vị thuốc quý này.
Râu bắp sau khi phơi khô và bảo quản còn được nấu cùng một số dược liệu như: nước sâm, quả la hán, mã đề, thục địa,…
Bởi vì râu bắp có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, do đó râu bắp đem lại cho cơ thể nguồn dưỡng chất dồi dào, cần thiết để tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, nước râu bắp còn có nhiều tác dụng trong quá trình thanh nhiệt, giải độc gan và hiệu quả trong quá trình lợi tiểu.
Cụ thể hơn về râu bắp nấu nước uống có tác dụng gì được giải đáp sau đây!
2.1. Râu bắp có tác dụng gì trong bổ sung vitamin C cho cơ thể con người?
Thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ râu bắp đem lại lợi ích sức khỏe như thế nào. Khi sử dụng râu bắp thường xuyên, việc này sẽ giúp bạn nhận được chất lượng vitamin C dồi dào từ râu bắp.
Trong khi đó, vitamin C đem lại lợi ích chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C còn hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, đồng thời đem lại hiệu quả ngăn chặn tác hại của các tế bào gốc tự do.
Không những thế, râu bắp còn có tác dụng tối ưu hóa hoạt động của mọi cơ quan quan trọng trong cơ thể, có tác dụng kích thích máu lưu thông dễ dàng hơn. Do đó, uống nước râu bắp còn là biện pháp bổ sung vitamin C chi phí rẻ, vừa đem lại hiệu quả cao.
Đặc biệt, trong râu bắp còn chứa nhiều vitamin K, vitamin K có tác dụng tham gia vào quá trình đông máu và giúp kiểm soát tình trạng chảy máu hiệu quả.
2.2. Râu bắp nấu nước uống có tác dụng gì trong điều hòa đường huyết?
Có nhiều người không biết đối với người bị bệnh tiểu đường hoặc người có nguy cơ mắc tiểu đường thì tốt nhất nên sử dụng trà râu bắp để có thể điều hòa đường huyết. Nước râu bắp còn có tác dụng duy trì và ổn định lượng đường trong máu về mức an toàn.
Trong khi đó, việc uống trà râu bắp còn đem lại hiệu quả giúp cải thiện chứng huyết áp cao và giúp giảm lượng đường huyết rõ rệt. Đối với người bệnh sử dụng còn làm tăng mức độ insulin trong cơ thể và giúp cải thiện chứng đái tháo đường, suy tim hay cholesterol cao.
2.3. Râu bắp có tác dụng tốt cho thận, hệ tiêu hóa
Có không ít các nghiên cứu cho kết quả rằng râu bắp là vị thuốc đem lại lợi ích trong cải thiện các vấn đề về thận. Kết quả này được cho thấy sau khi uống nước râu bắp một thời gian thì người bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bị tiểu rắt hay gặp tình trạng viêm hệ thống tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang và sỏi thận đều cải thiện các triệu chứng một cách đáng kể mà không cần sử dụng các biện pháp chữa trị khác.
Thực hiện đơn giản bằng cách đem râu bắp đun sôi, uống với nước mỗi ngày giúp thức ăn được xử lý kỹ lưỡng. Đồng thời còn làm kích thích bộ phận gan bài tiết mật và giúp tăng cường hệ tiêu hóa rõ rệt, còn giúp hỗ trợ điều trị một số vấn đề khác.
2.4. Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Đối với người mắc bệnh gout, cơn đau gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cần sử dụng dược liệu cải thiện tình trạng bệnh ngay. Do đó, nước râu bắp được lựa chọn như một loại dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.
Đun sôi nước râu bắp và đem uống 3 lần mỗi ngày, tình trạng bệnh gout cải thiện đáng kể do trong râu bắp có chất giúp chống lại bệnh gout hiệu quả. Kiên trì uống nước râu bắp vài ngày sẽ đem lại hiệu quả giúp các triệu chứng bệnh được cải thiện đáng kể.
2.5. Điều trị bệnh đái dầm
Đái dầm là bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, tuy nhiên vẫn có người lớn gặp phải bệnh này. Nước râu bắp được biết là thức uống có tác dụng tốt trong việc chấm dứt tình trạng đái dầm hiệu quả. Trước khi đi ngủ cần sử dụng một tách trà và nên kiểm tra sau một thời gian kiên trì uống nước râu bắp, hiệu quả nước râu bắp đem lại là không thể phủ nhận.
2.6. Hỗ trợ điều trị phát ban và mụn nhọt
Sử dụng râu ngô để pha trà uống hằng ngày có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện các bệnh về da đang gặp phải như: mụn nhọt, bị phát ban.
Ngoài ra, nước râu ngô còn giúp giảm đau do côn trùng cắn hoặc tình trạng bị ngứa ngáy, các vết xước, vết trầy gặp phải vì trong râu ngô có chứa thành phần giúp khử trùng và kháng khuẩn nên có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt.
2.7. Hiệu quả trong giảm cân
Cân nặng luôn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm, trong chế độ ăn uống hoặc do di truyền, thừa dưỡng chất hay giữ nước cũng khiến bạn tăng cân.
Việc sử dụng nước trà râu bắp còn đem lại hiệu quả đào thải các độc tố ra bên ngoài, khiến cho cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
Đồng thời, để quá trình giảm cân diễn ra thuận lợi, cần kết hợp thêm ăn uống khoa học, xây dựng lối sống lành mạnh và không quên tập thể dục.
Thu Hà-t/h